Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Tết và GDP
Câu nói cửa miệng “Để ra Tết rồi tính” phản ánh một thực trạng là kỳ nghỉ Tết truyền thống làm gián đoạn nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sự lệch pha giữa kỳ nghỉ năm mới của Việt Nam so với thế giới cũng có tác động tiêu cực khi nền kinh tế ngày càng hội nhập.

 



 


Cách đây hai năm, Giáo sư Võ Tòng Xuân đề xuất chuyển việc đón Tết cổ truyền - Tết Âm lịch - lùi về theo Tết Dương lịch, tương tự như Nhật Bản đã làm năm 1873 dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng. Lập luận chính của ông và những người ủng hộ đề xuất này chủ yếu từ khía cạnh kinh tế, Tết... ta lệch với Tết... tây có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập. Gần đây, ý kiến này lại được hâm nóng, với ý kiến một số chuyên gia cho rằng nghỉ Tết ta có thể làm GDP giảm từ 2-5%.

 

Những con số nói trên mới chỉ là ước lượng sơ khởi, rất cần một đánh giá có tính học thuật cao hơn để người dân và các nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và cân nhắc đề xuất nói trên một cách thấu đáo. Bài viết này đưa ra một số phân tích định lượng khác về ảnh hưởng của Tết ta vào GDP, như một đóng góp nhỏ cho nỗ lực của GS. Võ Tòng Xuân.

 

Trước hết có thể nói phần đông, kể cả một số người phản đối đề xuất của GS. Võ Tòng Xuân, đồng ý rằng Tết ta có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP. Tác động của Tết ta thông qua một số kênh như số ngày nghỉ Tết kéo dài, năng suất lao động sụt giảm trước và sau Tết do bận bịu chuẩn bị và dư âm của những ngày Tết. Câu nói cửa miệng “Để ra Tết rồi tính” phản ánh một thực trạng là kỳ nghỉ Tết truyền thống làm gián đoạn nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sự lệch pha giữa kỳ nghỉ năm mới của Việt Nam so với thế giới cũng có tác động tiêu cực khi nền kinh tế ngày càng hội nhập.

 

Về phương diện vĩ mô, việc gia tăng tiêu dùng rất lớn trong dịp Tết luôn tạo sức ép lên mặt bằng giá cả, gây khó khăn cho những chính sách ổn định kinh tế. Dù khó đánh giá chính xác nhưng nhiều khả năng thói quen “ăn Tết” lớn của người Việt cũng làm giảm tổng tiết kiệm của toàn xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư và cán cân thanh toán.

 

Một khía cạnh vĩ mô khác ít người để ý là mức độ sử dụng (capacity utilization) của nền kinh tế giảm mạnh, thấp hơn công suất tiềm năng trong giai đoạn Tết, gây ra một sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Có thể thấy điều này khá rõ qua số liệu thống kê GDP theo quí của Việt Nam. Trong vòng 10 năm lại đây (từ quí 1-2005  đến quí 4-2014), GDP(*) trung bình của quí 1 (quí có Tết) chỉ chiếm khoảng 18% GDP của cả năm.

 

So sánh với GDP quí 4 ngay trước đó, trung bình trong 10 năm qua, GDP quí 1 giảm hơn 30%. Sự sụt giảm rất lớn này rất có thể còn do những yếu tố khác, nhưng chắc chắn Tết có phần đóng góp quan trọng. Điều này có thể kiểm chứng được bằng cách so sánh GDP của Việt Nam và Trung Quốc, hai nước có truyền thống ăn Tết Âm lịch, với Thái Lan hay Indonesia. Giống Việt Nam, GDP quí 1 của Trung Quốc giảm trung bình 24% so với quí 4 trong khi con số này ở Thái Lan là tăng 1,1% còn Indonesia cũng tăng 0,2%.

 

Công bằng mà nói GDP quí 1 hàng năm giảm không chỉ vì Tết, những yếu tố mùa vụ khác như thời tiết, tập quán canh tác hay thương mại quốc tế cũng có thể có tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên, phân tích GDP theo quí cho một số phân ngành sản xuất ít phụ thuộc vào thời tiết hay đặc thù canh tác như công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, y tế, giáo dục cũng cho thấy một bức tranh tương tự. Đặc biệt, giải ngân cho đầu tư công, một hoạt động hoàn toàn có tính chủ động và nội tại, giảm hơn 50% trong quí 1. Có thể thấy dấu ấn của Tết khá rõ trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế.

 

Nếu Việt Nam chuyển sang “ăn Tết” theo Dương lịch như GS. Võ Tòng Xuân đề xuất thì có giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh hơn không? Trả lời câu hỏi này không hề dễ, lịch sử kinh tế thế giới chỉ có duy nhất một lần ở Nhật có sự kiện này mà số liệu lúc đó không đủ để có thể phân tích và đánh giá. Do vậy bất kỳ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng nhiều giả định cho các mô phỏng sự kiện “bỏ” Tết. Trên nguyên tắc, các nhà kinh tế có thể lập mô hình mô phỏng và phân tích sự kiện này, nhưng chắc chắn những mô hình như vậy sẽ vô cùng phức tạp và khó có thể khẳng định được độ chính xác. Ở đây tôi xin đề xuất một phương pháp đơn giản hơn, tuy không trả lời được trực tiếp câu hỏi bỏ Tết sẽ làm tăng GDP bao nhiêu phần trăm nhưng lượng hóa được phần nào ảnh hưởng của Tết trong GDP quí 1.

 

Với số liệu thống kê tháng hay quí, các nhà kinh tế thường áp dụng một số kỹ thuật hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ (seasonal adjustment) để chuỗi số liệu phản ánh chính xác hơn tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Đáng tiếc là cho đến thời điểm này, Tổng cục Thống kê Việt Nam chưa thực hiện việc hiệu chỉnh cho hầu hết số liệu kinh tế - xã hội mà cơ quan này công bố định kỳ hàng tháng hay hàng quí. Số liệu GDP mà tôi trích dẫn trên đây cũng vậy, quí 1 hàng năm- khoảng thời gian luôn có Tết âm lịch rơi vào - có GDP chưa hiệu chỉnh thấp hơn hẳn các quí khác. Nếu áp dụng một kỹ thuật hiệu chỉnh mùa vụ, chuỗi GDP theo quí sẽ ít biến động hơn và phần lớn ảnh hưởng của Tết (và các yếu tố mùa vụ khác) trong quí 1 sẽ được loại bỏ. Con số GDP được hiệu chỉnh này có thể tạm coi là một con số đại diện cho trường hợp giả tưởng tất cả các yếu tố mùa vụ không còn, bao gồm cả việc bỏ Tết ta.

 

Sử dụng một phương pháp hiệu chỉnh mùa vụ do Matthias Mohr của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát triển, kết quả là GDP quí 1 trung bình sẽ tăng khoảng 8% so với GDP của quí 4 trước đó. So với mức giảm 30% của chuỗi GDP chưa hiệu chỉnh, tác động tổng hợp của các yếu tố mùa vụ trong quí 1 - mà Tết có vai trò quan trọng - là hơn 38%. Nghĩa là, nếu loại bỏ tất cả các yếu tố mùa vụ trong quí 1, bao gồm cả việc bỏ Tết ta, GDP của quí này sẽ tăng so với hiện tại khoảng 38%. Lưu ý rằng điều này không đồng nghĩa với GDP của cả năm sẽ tăng 9,5% (=38/4) vì nhiều hoạt động kinh tế hiện tại đang được dồn sang quí 2 và quí 4 sẽ được dồn bớt về quí 1. Nhưng chỉ riêng việc năng lực sản xuất của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn trong quí 1, loại bỏ các yếu tố mùa vụ (trong đó có Tết) sẽ có tác động rất tích cực lên toàn nền kinh tế.

 

Tất nhiên việc dời Tết ta về trùng với Tết tây sẽ không loại bỏ hoàn toàn yếu tố mùa vụ của hoạt động này. Người Việt có thể vẫn tiếp tục ăn chơi phung phí trong dịp Tết ta mới, các lễ hội vẫn rình rang, ngân sách vẫn chậm trễ giải ngân cho các dự án đầu tư công trước và sau Tết. Loại bỏ những yếu tố này không chỉ đơn thuần là dời ngày ăn Tết mà còn cần những nỗ lực thay đổi hành vi tiêu dùng và cung cách làm việc của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan công quyền. Nhưng một công cuộc đổi mới có thể phải bắt đầu bằng một biện pháp thay đổi mạnh mẽ như bỏ Tết ta, điều mà nước Nhật đã chấp nhận để mở đầu thời kỳ cải cách lịch sử của họ.n

 

 

(*) Số liệu GDP của Việt Nam sử dụng trong bài này là số thống kê theo giá hiện hành và chưa được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ. Để giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí được hiệu chỉnh với tốc độ tăng CPI cùng kỳ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Kinh tế Nga có thể “cầm cự” đến bao giờ? (04-03-2015)
    Doanh nhân Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam (03-03-2015)
    Mặt “phải” của khủng hoảng tài chính (02-03-2015)
    Muốn quốc gia giàu mạnh, 'nhà nước kiến tạo' phải thay thế 'nhà nước quản lý' (01-03-2015)
    Chiến lược 'thả nổi giá dầu' của OPEC bắt đầu có hiệu quả (28-02-2015)
    'Rừng vàng, biển bạc' chỉ còn là dĩ vãng (26-02-2015)
    Giá dầu: Giảm để thay đổi (25-02-2015)
    Chân dung nữ chủ tịch quyền lực của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (24-02-2015)
    Bạn thích Tết hay GDP? (23-02-2015)
    Những chuyện ít người biết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng (22-02-2015)
    Đầu tư Trung Quốc vào Pháp: “Chào mừng những kẻ xâm lăng!” (18-02-2015)
    Kinh tế Nhật Bản: Đã thấy gam màu sáng (17-02-2015)
    Những người giàu nhất thế giới đang sống ở đâu? (16-02-2015)
    Khi con rồng Ấn Độ cho con rồng Trung Quốc hít khói (14-02-2015)
    Swissleak và “danh sách HSBC” (12-02-2015)
    Cuộc chiến dầu khí tại Nga (11-02-2015)
    Người nước ngoài ồ ạt đi khỏi Trung Quốc (10-02-2015)
    2015 là năm khó khăn với kinh tế toàn cầu (09-02-2015)
    Giá vàng đổ đèo sau số liệu việc làm của Mỹ (07-02-2015)
    Kinh tế Mỹ trong năm 2015 như thế nào? (05-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153106148.